Chuyên mục
[ẢNH] Lộ diện quốc gia tiếp theo được nhận tiêm kích Su-30SM nội địa của Nga
BÌNH LUẬN
Chưa có bình luận nào cho bài viết này.

[ẢNH] Lộ diện quốc gia tiếp theo được nhận tiêm kích Su-30SM nội địa của Nga

Thứ sáu 01/02/2019 16:02 GMT + 7
Hiện nay ngoài Không quân và Hải quân Nga thì chiến đấu cơ đa năng thế hệ 4,5 Su-30SM bản nội địa mới chỉ được Moskva cung cấp cho đồng minh thân thiết Kazakhstan.

Hãng thông tấn Nga Interfax ngày 30/1/2019 đã cho biết, Không quân Belarus có thể nhận được lô 4 chiến đấu cơ Su-30SM đầu tiên trong tổng số 12 chiếc vào cuối năm nay. 

Thông tin trên được đích thân Bộ trưởng Quốc phòng Nga, ông Sergei Shoigu thông báo khi ông đến thăm tổ hợp sản xuất máy bay Irkut vào hôm thứ tư. 

Trước đó vào năm 2018, Bộ trưởng Quốc phòng Belarus Andrei Ravkov đã nói rằng do các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Nga mà việc cung cấp thiết bị và bảng điện tử cho máy bay gặp một số trục trặc. 

Điều này dẫn tới việc Nga không thể giao máy bay chiến đấu Su-30SM cho nước cộng hòa Belarsus đúng thời hạn, tuy nhiên việc giao hàng có thể được thực hiện vào năm 2019. 

Được biết tiêm kích đa năng Su-30SM đã bắt đầu phục vụ trong lực lượng Không quân Nga từ năm 2012 và đến năm 2014 thì Không quân Hải quân Nga cũng tiếp nhận dòng chiến đấu cơ đa năng này.

Ngoài Nga, hiện tại chỉ có đồng minh thân thiết của họ là Không quân nước cộng hòa Kazakhstan là được cung cấp tiêm kích Su-30SM với cấu hình tương đương bản nội địa. 

Nhưng đến cuối năm nay sẽ có thêm Belarus gia nhập danh sách này, đây đều là các quốc gia có mối quan hệ chặt chẽ và được xem là "phên dậu" của nước Nga. 

Tiêm kích đa năng Su-30SM là trường hợp "nội địa hóa ngược" điển hình của Nga, nó được chế tạo dựa trên cấu hình của Su-30MKI xuất khẩu cho Ấn Độ. 

So với Su-30MKI thì Su-30SM sử dụng hệ thống điện tử hàng không thuần chất Nga chứ không "cấy ghép" thêm nhiều thiết bị có nguồn gốc Pháp hay Israel như máy bay Ấn Độ. 

Điều này mặc dù phần nào có thể gây ảnh hưởng tới sức chiến đấu nhưng lại đảm bảo tốt hơn cho công tác bảo dưỡng, duy trì hệ số kỹ thuật cho máy bay. 

Các thành phần cốt lõi của chiếc tiêm kích đa năng này cũng tương tự với Su-30MKI của Ấn Độ, đầu tiên là radar mảng pha quét thụ động N011M BARS. 

Radar N011M BARS là thế hệ trước của N035 Irbis lắp trên Su-35S, nó cũng có tầm trinh sát tối đa 400 km nhưng kém nhạy hơn với vật thể bay có diện tích phản xạ radar nhỏ. 

Động cơ của Su-30SM là loại kiểm soát vector lực đẩy 2 chiều (2D TVC) AL-31FP, nó thua kém một chút so với loại AL-41F1S 3D TVC của Su-35S. 

Nhưng nhờ sự kết hợp cùng cánh mũi mà tiêm kích đa năng Su-30SM vẫn có khả năng thực hiện các động tác thao diễn linh hoạt chẳng thua kém Su-35S là bao. 

Tuy nhiên có thể thấy thông qua sự trục trặc của quá trình giao hàng thì khả năng cao Không quân Belarus đã đề nghị "cấy ghép" thêm các thành phần điện tử không phải do Nga sản xuất. 

Nhưng dưới hiệu lực của các lệnh cấm vận, có lẽ Không quân Belarus đã đồng ý sẽ sử dụng hoàn toàn thiết bị điện tử hàng không do Nga chế tạo để việc cung cấp máy bay diễn ra suôn sẻ hơn. 

Bạch Dương 
Nguồn: anninhthudo.vn
31 bạn đọc
Đánh giá tốt
Chuyên mục liên quan

X
Bình luận của bạn:

СМИ сетевое издание «Baonga.com» зарегистрировано в Федеральной службе по надзору в сфере связи, информационных технологий и массовых коммуникаций. Регистрационный номер средства массовой информации Эл № ФС77-73891 от 29 октября 2018 г. Учредитель Ха Вьет Лонг, номер телефона: +7(905) 238 89 99. Главный редактор: Чан Тхи Тху Ха: Адрес электронной почты: info@baonga.com; Номер телефона: +7(960) 222 19 99. Настоящий ресурс содержит материалы 16+. Использование информации с данного веб-сайта возможно исключительно на следующих условиях: В конце текста необходимо указывать ссылку на сайт https://baonga.com. Текст должен копироваться в первоначальном виде. Не допускается удаление ссылки на данный веб-сайт из текстов материалов. Реклама: Rus +7(926) 282 29 86 (Viber, Whatsapp, Zalo); Вьетнам +84.979.137.386.